Thị thực hay còn gọi là visa, ai cần xin thị thực visa? Ai được miễn thị thực visa, thị thực visa bị hủy phải làm gì? Visa xuất cảnh và nhập cảnh là như thế nào?

1. Thị Thực là gì. Thị thực Việt Nam Thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh : là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự. Các quốc gia thường có các điều kiện để các cấp thị thực, chẳng hạn như thời hạn hiệu lực của thị thực, khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ. Thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh (tùy theo điều kiện) nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì. Thị thực có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hoặc thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này. Miễn thị thực là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh. 2. Thị Thực Visa. Mỗi quốc gia có những điều kiện nhất định để cấp thị thực cho người nước ngoài tương ứng với thời hạn lưu trú và mục đích nhập cảnh, nếu bạn có nhu cầu xin visa đến bất kỳ quốc gia nào hãy liên hệ với Vinaholidays, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn các hồ sơ và thủ tục cần thiết để được cấp visa. Khi thủ tục thị thực hợp lệ sẽ cho người nước ngoài nhiều lần nhập cảnh vào quốc gia cấp thị thực (tùy theo điều kiện), bên cạnh đó quốc gia cấp thị thực có quyền thu hồi lại visa vào bất cứ khi nào. Thị thực có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia của người nước ngoài (ví dụ ở Việt Nam là Cục Quản lý xuất nhập cảnh) hoặc có thể xin cấp thị thực thông qua Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán của quốc gia đó tại nước ngoài. Trường hợp, quốc gia của người nước ngoài không có cơ quan chức năng cấp visa thì người đó phải đến một nước thứ ba có các cơ quan này. Visa thông thường được cấp bằng cách đóng trực tiếp vào hộ chiếu hoặc cấp rời trong một số trường hợp đặc biệt. 3. Đối tượng miễn thị thực Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có đủ các điều kiện: 1. Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. 2. Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp 4. Hủy giấy miễn thị thực 1.Người được cấp Giấy miễn thị thực sau đó nếu bị phát hiện những vấn đề không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quy chế này sẽ bị hủy Giấy miễn thị thực. 2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc hủy Giấy miễn thị thực đối với người được cấp đang ở nước ngoài. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an; lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) tại cửa khẩu thực hiện việc hủy Giấy miễn thị thực đối với người được cấp đang tạm trú ở Việt Nam hoặc đang ở cửa khẩu Việt Nam. 3. Trường hợp Giấy miễn thị thực bị hủy, phí xử lý hồ sơ sẽ không được hoàn trả. Quý khách hàng tại Hà Nội nếu còn thắc mắc về thị thực tại đại sứ quán  hoặc cần tư vấn về dịch vụ, xin đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Top